Theo đó, đối với những thuê bao chưa cung cấp thông tin hoặc những thông tin trên của chủ thuê bao chưa trùng khớp các trường thông tin cá nhân lưu trữ tại CSDLQG (Cơ sở dữ liệu quốc gia) về dân cư thì cần phải thực hiện chuẩn hóa.
Tính đến thời điểm 15/5, vẫn còn khoảng 1 triệu thuê bao bị khóa 2 chiều chưa chuẩn hóa lại thông tin cá nhân.
Theo tính toán của các nhà mạng, số thuê bao bị khóa 2 chiều đi đăng ký, xác thực lại thông tin cá nhân hiện nay không nhiều, hầu hết những ai đã bị khóa 2 chiều sẽ đi làm lại thuê bao mới và bỏ số thuê bao cũ.
Việc lấy lại sim bị thu hồi phụ thuộc vào chính sách của từng nhà mạng và tùy vào trường hợp của chủ thuê bao.
Với sim VinaPhone, Viettel hay MobiFone, khách hàng cần liên hệ với tổng đài để cung cấp thông tin.
Nhân viên sẽ kiểm tra số điện thoại thu hồi cho từng khách hàng. Tùy vào từng trường hợp sẽ có phương án khác nhau. Nếu sim chưa được người mới mua lại, việc lấy sim vẫn có thể thực hiện.
Khách hàng lo lắng về việc liệu có làm lại được sim khi bị khóa. Chia sẻ với Báo Giao thông, đại diện truyền thông của nhà mạng Viettel cho biết, khách hàng chính chủ có nhu cầu sử dụng lại sim bị thu hồi vẫn có thể thực hiện được.
Khách hàng cần mang giấy tờ tùy thân đến các cửa hàng của Viettel để làm thủ tục hòa mạng lại (đóng phí hòa mạng theo quy định như khách hàng mới). Áp dụng trường hợp đối số thuê bao vẫn chưa bị tái sử dụng.
Cũng trong tháng 5 và tháng 6 tới, Bộ TTTT sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của thanh tra Sở TTTT các tỉnh trên toàn quốc nhằm xử lí nghiêm tình trạng vi phạm thông tin thuê bao trên điện thoại.